Người theo dõi

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

NGẪM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA

NGẪM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA *



Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 thành công. Biết rằng Hốt Tất Liệt chưa từ bỏ tham vọng tiến về phương Nam. Ngày 4 tháng 3 năm 1293 vua Trần Nhân Tông (1258-1908) đã sai Đào Tử Kỳ làm sứ thần mang sang triều đình Nguyên Mông sản vật, biểu, tấu và bài ca chúc thọ dưới đây

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Thi Xã Bích Động - Nguyễn Ức -

Nguyễn Ức 

Nguyễn Ức (阮億, ? - ?), hiệu: Lan Trai; là nhà thơ và quan triều Trần trong lịch sử Việt Nam.
Chưa rõ thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Ức, chỉ biết ông từng làm quan Hàn lâm học sĩ dưới triều vua Trần Minh Tông (ở ngôi: 1314-1329), có tham gia thi xã Bích Động do Trần Quang Triều  sáng lập, và còn để lại 20 bài thơ chữ Hán trong Việt âm thi tập  và Toàn Việt thi lục.
Qua thơ, người ta biết Nguyễn Ức thường hay xướng họa với Trần Quang Triều. Và sau khi ng
ười bạn này mất, ông đã lo việc biên tập thơ văn của bạn. Bài "Biên tập Cúc Đường di cảo cảm tác" của ông đã nói lên điều ấy.
Mặc dù số thơ của Nguyễn Ức còn lại không nhiều, nhưng ông cùng với Trần Quang Triều và Nguyễn Sưởng họp thành một dòng thơ riêng thời Trần.
Đó là những con người mang trong lòng nỗi thất vọng về sự suy thoái của vương triều này. Song riêng ở Nguyễn Ức, ông không có sự gắng gượng hoặc che giấu mình như người khác.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

VÀI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ NGUYỄN TRÃI BÀI THƠ “CÂY CHUỐI”




BÀI THƠ “CÂY CHUỐI”

Cây Chuối
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu? Gượng mở xem.
Nguyễn Trãi

Đọc thơ Nôm của người xưa; cảm thụ đã khó, mà khi cảm thụ đã khó rồi thì chuyện hiểu được những điều tổ tiên nói lại càng khó hơn. Đã thế còn gặp những từ cổ và những cú pháp lạ.
Bài thơ trên có lẽ là một trong những bài thơ như vậy của cụ Ức Trai. Và hầu hết những người đọc đều bỏ qua vì… nhức đầu. HRG cũng không ngoại lệ.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

BỐN NGÀN NĂM. LỜI RU CỦA MẸ

BỐN NGÀN NĂM. LỜI RU CỦA MẸ
 

Mẹ ru lời mẹ Âu Cơ
Bốn ngàn năm điệu ầu ơ mãi còn
Mẹ là nước, mẹ là non
Mẹ đưa dìu dặt lời thương xuống đời.

Êm đềm giọng hát đấy thôi
Hòa hương lúa chín, hòa lời nương dâu
Dịu dàng như hạt mưa mau
Nồng nàn như nắng đón chào ngày Xuân

Thi xã Bích Động -Nguyễn Sưởng-

Nguyễn Sưởng


Nguyễn Sưởng 阮鬯 hiệu là Thích Liêu, quê quán, năm sinh, năm mất đều chưa rõ, chỉ biết sống cùng thời với Trần Quang Triều (1286-1325), Nguyễn Ức (?-?), Nguyễn Trung Ngạn (1289-1368)... và mất sau Trần Quang Triều.
Thơ văn của Nguyễn Sưởng cho thấy ông từng làm quan dưới triều Trần, nhưng triều chính lúc này đã sa sút, tình người đã thay đổi nên ông cũng có tâm trạng như một số người cùng thời: chán công danh, ưa ở ẩn, vui với bầu bạn và thiên nhiên. Ông tham gia thi xã Bích Động do Trần Quang Triều sáng lập. Trong số bạn thơ cùng thi xã. Trần Quang Triều là người tri kỷ được Nguyễn Sưởng đánh giá cao, kính trọng và yêu mến nhất: 16 bài thơ còn lại của ông đã có đến 5 bài dành cho Trần Quang Triều. Cái chết của người bạn đối với Nguyễn Sưởng là một mất mát lớn và theo ông đó cũng là một tổn thất cho triều đình, cho dân chúng. Từ sau đó, Nguyễn Sưởng tuy vẫn có bạn tâm giao là các nhà sư hoặc đồng liêu cũ, nhưng ông không có ai được như Trần Quang Triều.
Trong thơ, Nguyễn Sưởng rất ít nói về mình, tuy vậy cũng thấy được ông là người sống trong sạch, thanh bạch không bon chen như thói đời. Ngoài các bạn thân ra, ông dành nhiều tình cảm cho thiên nhiên. Thơ thiên nhiên của Nguyễn Sưởng giản dị, trong sáng, giàu tình cảm và trau chuốt. Đó cũng là những đặc điểm của của thơ đời Trần nói chung, của thi xã Bích-động nói riêng.
Tác phẩm: còn lại 16 bài thơ trong Việt âm thi tập và Toàn Việt Thi Lục.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Gió Đồng Bằng


Gió Đồng Bằng

Gió đồng bằng cứ rộn ràng đi suốt
Hương đồng xanh thơm mãi với vườn xanh
Con kinh nhỏ lặng lờ ra sông lớn
Cặm cụi mang theo nước một ân tình

Như thế đó từ thời đi mở đất
Giọt mồ hôi mãi ứa không hạn kỳ
Tỏa trong gió hòa tan trong giọt nước
Tươm đất nâu để lóng lánh xanh đầy

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam :

Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam : 
Thủ đoạn của Minh Thành Tổ  
trong cuộc chiến tranh xâm lược  
1406-1407
Nguyễn Huệ Chi


Lời dẫn của BBT Diễn Đàn Forum
(http://www.diendan.org) : 
Nguyên đây là một phần trong thiên khảo luận dài có tên "Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau" viết năm 1980, in trong công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi (NXB Giáo dục, 2013) đã được phê bình, giới thiệu trên nhiều trang mạng và báo chí trong nước thời gian gần đây. Diễn Đàn trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Huệ Chi đã cho phép trích đăng bài viết đó để giúp bạn đọc nhìn sâu vào một khía cạnh đặc biệt thâm hiểm của Hoàng đế Minh Thành Tổ - kẻ thiết kế toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Việt Nam ở đầu thế kỷ XV: âm mưu đồng hóa người Việt bằng một chủ trương rất bài bản và "cao tay"... là lệnh cho quân lính xóa sạch tại chỗ văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Việt tại những nơi chúng tràn đến như nước lũ. Hầu hết cứ liệu để cập trong bài được rút từ một cuốn sử Trung Quốc - cuốn Việt kiệu thư 
 của sử thần Lý Văn Phượng李文 , soạn năm 1540. 
  

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

TRONG CƠN BỐI RỐI



TRONG CƠN BỐI RỐI

Chẳng biết viết gì trong cơn bối rối
Lên mạng đọc báo bên này, đọc blog bên kia
Thấy người ta chửi nhau ngậu xị
Mà giựt giựt cái môi muốn chửi thề

Nhưng chợt nhớ là hồi xưa mẹ dạy
“Dẫu giận ai cũng phải ăn nói đàng hoàng”
Bậm môi lại mà mắt thì tóe lửa
Cái màn hình suýt tí nữa rách toang

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Thi Xã Bích Động -Nguyễn Trung Ngạn-

Nguyễn Trung Ngạn

Nguyễn Trung Ngạn 阮忠 (1289–1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, sinh tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nổi tiếng thần đồng. Năm 15 tuổi (1304) ông đã đỗ hoàng giáp đời vua Trần Anh Tông (cùng khoa với Mạc Ðĩnh Chi), năm 24 tuổi được làm Giám quân, năm 1315 đi sứ nhà Nguyên cùng với Phạm Tông Mại. Tính ông cương trực, tài kiêm văn võ, có nhiều đóng góp cho công việc xây dựng và bảo vệ đất nước lúc bấy giờ. Ông phò tá Vua Trần Minh Tông trong các chiến dịch bình định vùng Đà Giang và dẹp loạn ở Lào. Trong cuộc đời làm quan qua năm đời vua triều Trần, ông từng được phong Đại học sĩ Trụ quốc Hướng huyện bá, Thiếu bảo Khai quốc nội hầu,... cuối cùng làm đến chức Ðại hành khiển tước Thân quốc công, thọ 82 tuổi. 

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Đôi điều suy nghĩ về vương triều Nguyễn


Đôi điều suy nghĩ về  
vương triều Nguyễn
Kiến Hào
http://chimviet.free.fr/lichsu/kienhao/kienhao_VuongTrieuNguyen_a.htm


Cơ Mật Viện. Hoàng Thành Huế.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ những giá trị kinh tế - xã hội của miền Nam đều bị xóa bỏ và thay thế bởi những khái niệm, chuẩn mực mới của miền Bắc XHCN. Riêng về lịch sử, triều Nguyễn (1802 – 1945) chịu sự phê phán, lên án hết sức nặng nề. Tất cả đường phố Sài Gòn có biển tên vua quan triều Nguyễn đều bị xóa bỏ, thay bằng những tên khác như Nguyễn Hoàng (bị thay bằng Trần Phú), Gia Long (Lý Tự Trọng), Thành Thái (An Dương Vương), Minh Mạng (Ngô Gia Tự), Hiền Vương (Võ thị Sáu), Lê Văn Duyệt (Cách Mạng tháng 8), Võ Di Nguy (Phan Đình Phùng), Nguyễn Huỳnh Đức ( Huỳnh Văn Bánh), Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ), Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ), Võ Tánh ( Hoàng văn Thụ) v.vv... Những ngôi trường miền Nam nổi tiếng một thời, mang tên vua chúa và các khai quốc công thần triều Nguyễn cũng chịu chung số phận bị xóa tên như Gia Long, Petrus Ký, Lê Văn Duyệt, Trịnh Hoài Đức, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản ...Đặc biệt địa danh "Gia Định" để chỉ một vùng đất là thủ phủ miền Nam đã tồn tại hơn 200 năm cũng bị xóa mất. Sách giáo khoa và tham khảo trong nhà trường phổ thông dùng những từ ngữ hết sức "cay nghiệt" khi nói về các vua chúa nhà Nguyễn : "...Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập nên triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân ...Triều Nguyễn là vương triều tối phản động ...Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em... "Chính quyển nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không có cơ sở xã hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819) đến Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị  (1841-1847),Tự Đức (1847-1883) đều rất sợ nhân dân và lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính vì khiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở Thăng Long, phải dời vào Huế".(1)

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Thi xã Bích Động. Trần Quang Triều

Thi xã Bích Động. Trần Quang Triều


Chùa Quỳnh Lâm

Từ những năm 1978, đã có những thông tin về một thi xã được xem là sớm nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Thi xã Bích Động.
Nhưng diện mạo của thi xã như thế nào thì chỉ là những nghiên cứu lẻ tẻ, đàng này một ít, đàng kia một tí.
Trong điều kiện tư liệu hạn hẹp và HRG thì lại không có điều kiện đi đến tận nơi cũng như được tiếp xúc với những tư liệu cần thiết, nên đành gom góp lại để tìm ra một diện mạo ban đầu như là một phác thảo.
Dù người chủ trương là một thân vương. Văn Huệ Vương Trần Quang Triều và những người tham gia thi xã là những quan lại, nhưng trước nhất cần phải khẳng định đây là một tổ chúc văn học tư nhân. Họ hoàn toàn tự do trong hoạt động sáng tác và không mang tính nhà nước như Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông hay là hội Nhà Văn hiện nay.
Nói chính xác hơn đây là một nhóm thân hữu đến với nhau cùng đàm luận và sáng tác thơ ca.
Mộ tháp sau chùa
Ở đây LTD không có tham vọng đi sâu vào nghiên cứu, mà chỉ giới thiệu một số tác phẩm của những thành viên. Để cho các bạn tiện theo dõi. Mỗi một entry là một thành viên trong thi xã gồm 2 phần; tiểu sử và chí ít 3 tác phẩm tiêu biểu cùng đường line để các bạn tham khảo:
Trần Quang Triều
Nguyễn Trung Ngạn
Nguyễn Sưởng
Nguyễn Ức
Phạm Tông Mại
Phạm Tông Ngộ
Tự Lạc Tiên Sinh Trần Quốc Ân  (không còn tác  phẩm)

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

ÁC MỘNG

ÁC MỘNG

Cứ lọc cọc gõ những lời yêu nước

Mà lòng thì cứ lọc cọc buồn theo
Thằng Tàu khựa mon men vào sân trước
Mà lủ chuột chù đụt khoét ở sân sau


Tăm Tàu khựa hàng ngày ta vẫn xỉa
Rụng mẹ hàm răng mà chưa thấy mình hèn
Mì Tàu khựa sáng nào ta cũng đớp
Rồi hô to “mười sáu cái chữ vàng”

Thuốc Tàu khựa khi đau ta hốt uống
Bệnh chưa lui thì sạch bách túi tiền
Móc đất Tây Nguyên, bán luôn cây, củ, rễ
Được tí tiền hô “bốn tốt” như điên


Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

TẢN MẠN MỘT CHÚT VỀ NHO GIÁO

TẢN MẠN MỘT CHÚT VỀ NHO GIÁO


Có lẽ nên lấy câu này của thiền sư Cứu Chỉ (sống vào thời vua Lý Thánh Tông) làm nền để có những nhận định về sự tác động của Nho giáo và khẳng định tư tưởng Âu Lạc trong suốt qua trình lịch sử của đất nước.
孔万執有,莊老若無.世俗之典非解脫法.唯有佛法不許有無可了生死”
“ Khổng Mặc chấp hữu. Trang Lão nhược vô. Thế tục chi điển phi giải thoát pháp. Duy hữu Phật pháp bất hứa hữu vô, khả liễu sinh tử”
Có nghĩa là : Không Mặc dính vào cái có. Lão Trang vướng vào cái không. Duy có đạo Bụt chẳng nói có không, nên giải quyết rốt ráo chuyện sống chết”
Một cái tuyệt đối, một cái không mơ màng. Không lẫn vào nhau để trở thành một thể để tồn tại là một điều thật lạ. Đặt Khổng Mặc (có) và Lão Trang (không) riêng ra, không liên hệ gì với nhau là một điều không ổn. Trong thực tế có nhiều nho Tàu lẫn Nho ta đều có cả hai. Khi đắc thời đắc thế thì Nho, lúc hết pin thì Lão. Tính hai mặt đã lộ rõ mà ít ai biết rằng lưng bàn tay và lòng bàn tay thì cũng chỉ là một bàn tay.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Gia Tài Để Lại

GIA TÀI ĐỂ LẠI
 


Còn được gì để lại cho con cháu
Khi non sông từng chút một hao mòn
Sóng Hoàng Sa bốn mươi năm uất hận
Đảo Garma rít róng gió căm hờn

Trên Bản Giốc thác chia hai ngã nước
Thủy bất phân mà cắt được cho đành
Đỉnh Lão Sơn tím vầng mây vong quốc
Ải Nam Quan rơi lệ dưới trời xanh

Cột mốc mới, những nụ cười chó má
Cứ từng giờ rạch nát một biên cương
Hồn tử sĩ lập lờ sương khói phủ
Máu xương còn đẫm ướt cả quê hương

Những nghĩa trang bị vùi trong quên lãng
Của những anh linh chống lại bạo tàn
Bia xiêu ngã cỏ xanh đành ấp ủ
Khi lòng người lớn lối thói vong ân

Đâu lẽ nào để lại cho con cháu
Một phần non sông mất mát phảỉ thu hồi
Một quê hương ngày từng ngày rách nát
Đàn cháu con lại máu đổ xương phơi

Đâu lẽ nào một gia tài để lại
Là bao điều nhục nhã thế này sao
Rừng nát, biển sôi, núi non nham nhỡ
Và những giòng sông, con suối nghẹn ngào

Ôi ông cha bốn ngàn năm dạy dỗ
Biết giữ quê hương, yêu mến giống nòi
Gương trung liệt vẫn luôn luôn ngời sáng
Trang sử vàng son ta xé mất rồi

Đâu lẽ nào để lại cho con cháu
Giòng máu của ta là giòng máu ngu si
Buổi chiều phủ xuống đời. Ta cúi mặt
Đi chết đi. Hèn hạ sống làm gì?


18.54 – 5/7/2014
Nguyễn Hiền Nhu

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

NHỚ TỔ TIÊN MÀ RƠI NƯỚC MẮT

Hơn một năm nay. buồn quá không viết gì được, nói theo kiểu Lê Tuấn Đạt là làm cái gì cũng cảm thấy vô duyên. Nghe lời bè bạn, định nghĩ ngơi cho tĩnh tâm, cho lại sức. Nhưng hồi đêm, để dỗ giấc, nằm đọc lại những trang sử cũ, vừa đọc vừa hào hứng vừa ngậm ngùi và…



NHỚ TỔ TIÊN MÀ RƠI NƯỚC MẮT

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Như muốn góp cùng cha ông làm thành nước sông quê
Để chuyên chở những câu hò điệu hát
Cho lúa ngô xanh ngát kéo nhau về

Như từ thuở ban đầu trồng nên hạt lúa
Ngát nắm trà xanh trên những nương đồi
Tưới mát hàng cau, vườn trầu, cho đỏ hồng môi cắn chỉ
Và tình quê thành lứa đôi… lứa đôi…

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Chẳng khó khăn nào mà chẳng vượt qua
Không giặc hung tàn nào mà không ngăn được
Bốn ngàn năm rộng mở một sơn hà

Lòng hòa hiếu đã thấm dần trong máu
Chí anh hùng đâu ngại những hy sinh
Lòng bao dung vẫn không hề suy suyển
Bọn đại Hán tham tàn gục mặt bao phen

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Khi lũ cháu con sao nãy lắm thằng hèn
Cúi mặt, khom lưng làm thân khuyển mã
Quên cả giống nòi báng bổ tổ tiên

Giặc vào nhà, giặc ồn ào trước ngõ
Miệng tanh hôi lại chí chóe hòa bình
Đánh giặc thì run, bóp họng dân thì khỏe
Dóc láo lọc lừa, bóc lủm thấy mà kinh

Đêm nằm nhớ tổ tiên mà rơi nước mắt
Thân gìa nua dâng hiến được gì đây
Giọt nước mắt không nhấn chìm được giặc
Thì làm sao gìn giữ nước non này

Nỗi lòng ta xin gởi vào em cháu
Còn quê hương mới còn được phận người
Hãy giữ lấy như tổ tiên đã giữ
Cho dân tộc này nên hình vóc hôm nay


 Nguyễn Hiền Nhu

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

ĐIỀU BẤT NGỜ TRONG MỘT PHIÊN TÒA TAI VIETNAM..?

ĐIỀU BẤT NGỜ TRONG MỘT PHIÊN TÒA TAI VIETNAM..?
  
Tương phản với thân hình đồ sộ của vị Hội thẩm nhân dân ngồi trên cao đối diện, bị cáo là một cô gái đứng lọt thỏm trong vành móng ngựa. Bộ đồ sọc quá rộng khoác lên  thân hình mảnh dẻ, càng làm cô nhỏ bé hơn. Vị Hội thẩm nhân dân là một người đàn ông mặc Comple đen, thắt Cravate đỏ chót, mặt mũi phương phi, bóng lộn, giấu cặp mắt ti hí sau tròng kính cận. Ông ta là  một đại biểu hội đồng nhân dân, được mời làm thành viên hội đồng xét xử theo quy định.

Chủ tọa phiên tòa là một phụ nữ đứng tuổi, khuôn mặt có vẻ nhân hậu, nhưng nhìn vô cảm, lạnh lùng và ngay đơ như một bức tượng nặn bằng sáp.  
Bà e hèm, lên giọng, hỏi người con gái đứng trong vành móng ngựa:
Bị cáo đã nghe rõ bản cáo trạng của Viện kiểm sát chưa?
- Thưa rõ!
Bị cáo thừa nhận là mình đã hành nghề  mại dâm 3 năm phải không?
- Dạ thưa,chính xác là 4 năm, 4 tháng, 13 ngày ạ!
- Trước khi làm gái mại dâm bị cáo làm gì?
- Thưa tòa, tôi là sinh viên, kiêm bí thư chi đoàn!
- Là một bí thư chi đoàn sao lại sa ngã như vậy?

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

DÂN TỘC TÍNH -GS. NGUYỄN ÐĂNG THỤC-

Bài Dân Tộc Tính sau đây là diễn văn của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục đọc ngày 9 tháng Ba năm 1955, trong một buổi diễn thuyết tại Sài Gòn, được coi như một tuyên ngôn về Lập Trường Dân Tộc của miền Nam Việt Nam lúc đó.

Đã hơn 60 năm nhưng tính thời sự vẫn còn tươi rói, khi mà thế nước đang chông chênh vì hậu quả của một nền văn hóa ngoại lai đang từng phút từng giây bào mòn đất nước bào mòn tính dân tộc trong mỗi con người Việt Nam. LTD



DÂN TỘC TÍNH
G. S. NGUYỄN ÐĂNG THỤC

Thế Kỷ 21/ Năm Thứ Mười, #123, July 1999
LTS. Sau khi hiệp định Genève 20-7-1954 ký kết, đất nước Việt Nam chia hai, gần một triệu người dân miền bắc đã di cư vào nam, cùng với dân miền nam xây dựng một quốc gia Việt Nam không Cộng sản.

* * *

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

VUI THÔI MÀ


VUI THÔI MÀ


Hồi nãy thì đã trôi xa
Lát nữa thì chẳng biết ra thế nào
Bây giờ đang thở với nhau
Cằn nhằn nặng bụng tào lao nhẹ lòng

Chẳng biết mắc gì mà tôi làm một loạt gần trăm bài thơ Đường, cũng lại thơ Đường. Ôi sao mà cái đầu tôi lại cũ mèm thế nhỉ? Mà cũng chẳng biết ở đâu mà nó lại tuôn ra lắm thế. Gần một tháng
Vô Đề 64
Nghĩ là gìa chát chẳng còn yêu
Sao cái con tim cứ đập liều
Tưởng huyết áp tăng nên lộn xộn
Ngở tim bọc mỡ mới liêu xiêu
Lẽ đâu đuôi mắt cô hàng ớt
Hay bởi nụ cười chị bán tiêu
Rốt cục vì ai thì chẳng biết
Đem quên gài cửa ả thơ khều
Tôi bị ả thơ khều liên tục như để nhắc nhở mình l ai trong ci đời này. Tôi một lạch nước con con, à không, một giọt sương mong manh tí xíu bị cuốn vào giịng sơng thơ từ bao nhiêu ngàn năm trước. Tơi may mắn hay bất hạnh. Biết chết liền. Nhưng dù sao thì tôi cũng đang sống như vậy. Vậy thì hãy sống như vậy đi. Tôi ơi. Tôi…

MỘT NỖI NGẬM NGÙI KHI ĐỌC THƠ NGÔ THÌ NHẬM

           MỘT NỖI NGẬM NGÙI KHI ĐỌC THƠ NGÔ THÌ NHẬM

Tượng thờ Ngô Thì Nhậm

 Ngô Thì Nhậm (; còn gọi là Ngô Thời Nhiệm 吳時; 25/10/17461803), tự là Hy Doãn (希尹),  hiệu là Đạt Hiên(達軒), là danh sĩ, nhà văn đời hậu LêTây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội.
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh BắcThái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn.
Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ,Ngô Văn Sở  Đặng Tiến Đông. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch; các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lan; Đoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Nguyễn Huy Lượng (tác giả "Tụng Tây Hồ phú")...lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ.
Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn.
Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa.[6]
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm

                                                                *** *** *** 

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

QUAN HẢI. Nguyễn Trãi

關海

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟


Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

“Bác Hồ, vị cứu tinh của dân tộc”


Hoàng Văn Chí (1 tháng 10 năm 1913 - 6 tháng 7 năm 1988), bút danh Mạc Định, là một học giả chống cộng người Việt.



Ông là người Mường, hấp thụ văn hóa Tây Phương, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó đã từ bỏ Việt Minh và di cư vào Nam năm 1954. Tại miền Nam, ông thất vọng với chế độ thời Ngô Đình Diệm nên tìm cách bỏ ra hải ngoại. Ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ, và tìm hiểu thêm nhiều ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo trên văn hóa Việt. Ông cũng từng sống tại Nhật, Pháp và một thời gian dài tại Hoa Kỳ.

Ông đã có tác phẩm dịch ra trên 15 thứ tiếng (From Colonialism to Communism) từ thập niên 1960 và là một ngòi bút chống cộng đầu tiên của người Việt trên bình diện quốc tế.[1] Cho đến hôm nay, các tác phẩm và tài liệu của ông vẫn được sử gia quốc tế tra dùng như kinh điển về kinh nghiệm Việt Nam.[2]

Sinh ngày 1 tháng 10 năm 1913 tại Thanh Hóa.
Học trường Albert Sarraut tại Hà Nội (1928-1935).
Đậu Cử nhân Khoa học tại Viện Đại học Đông Dương (1940). Bút hiệu Mạc Định.
Kết hôn năm 1940 với bà Lê Hằng Phấn, con gái cụ Sở Cuồng Lê Dư, có ba người con: một trai, hai gái.